NHÀ CỘNG ĐỒNG CHIỀNG YÊN – MÁI TRANH UỐN CONG GIỮA NÚI RỪNG

 Bằng những sáng tạo trong thiết kế cũng như sự đầu tư tìm hiểu cho dự án, Văn phòng kiến trúc 1+1>2 đã tạo nên công trình Nhà cộng đồng Chiềng Yên, với kết cấu khung tre, mái gỗ bao bọc lấy trung tâm bằng bê tông. 

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Văn phòng kiến trúc 1+1>2 đứng đầu là Kiến trúc sư trưởng Hoàng Thục Hạo đã thiết kế Nhà cộng đồng Chiềng Yên thuộc huyện Vân Sơn, tỉnh Sơn La với mục đích tạo dựng không gian sinh hoạt cho đồng bào dân tộc ở địa phương. Không dừng lại ở đó, công trình này giờ đây được rất nhiều người biết đến và trở thành yếu tố thu hút du lịch của khu vực.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Xã Chiềng Yên nằm giữa một khu rừng nhiệt đới rậm rạp, nơi được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành với nhiều thác nước xung quanh.

Quá trình lựa chọn và thiết kế địa điểm đã được xem xét cẩn thận để đảm bảo đồng bào địa phương có thể dễ dàng tiếp cận. Nơi này cũng đã trở thành một điểm mốc du lịch. Toà nhà có chức năng như một trung tâm thông tin, nơi gặp gỡ của đồng bào dân tộc, đồng thời cũng là địa điểm tổ chức các sự kiện và các hoạt động xã hội đa dạng.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Chỉ cần đứng ở ven đường, ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy Nhà cộng đồng Chiềng Yên nổi bật giữa núi rừng. Do đó, Nhà cộng đồng đã thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan sau khi đã thưởng ngoạn không khí trong lành và thiên nhiên còn mang nét hoang sơ của tỉnh Sơn La.

Công trình lấy cảm hứng từ chiếc khăn trùm đầu của các dân tộc thiểu số địa phương và các thiết kế điển hình của những ngôi nhà truyền thống trong khu vực.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, kết hợp với việc sử dụng các vật liệu tự nhiên và các nguồn lực từ phía địa phương, điều này đã giúp công trình dù hiện đại những vẫn mang hơi thở truyền thống, vẫn hài hòa với cảnh vật xung quanh.

Các kiến trúc sư cũng cho biết: “Công trình Nhà cộng đồng Chiềng Yên là một điểm tập trung vừa lạ vừa quen, là kết quả của một nghiên cứu lâu dài về bản địa, kinh tế, văn hóa, lao động và con người nơi đây. Công trình hoàn thiện nhờ vào sự đóng góp rất lớn từ nguồn lực địa phương nhất là những người dân và vật liệu tự nhiên”.


Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Nhà cộng đồng Chiềng Yên đáp ứng yêu cầu kiến trúc xanh nhờ sử dụng gạch không nung, cấu trúc khung tre, mái làm bằng gỗ và lá cọ.

Thêm vào đó, lao động địa phương cũng  đã được huy động trong quá trình xây dựng nên các bức tường đất, điều này giúp giảm thiểu chi phí cho dự án. Việc sử dụng gạch giúp kiểm soát và cách nhiệt cho không gian bên trong Nhà cộng đồng.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Mái nhà bẳng phẳng hướng về phía tây giúp tạo bóng râm rộng vào buổi chiều khi mà ánh nắng mặt trời chiếu mạnh. Giữa mái bằng và mái cong đối diện có một khe hở nhỏ nhằm mục đích thông gió.

Mái nhà lớn hơn bao phủ không gian tầng một. Mái nhà được thiết kế sà xuống mặt đất, trông như hai bên chiếc nón đội đầu của những người phụ nữ miền núi. Mọi người vừa có thể ngồi sinh hoạt ở tầng một, vừa nhìn ra được sân nhờ những khe hở phía mái nhà.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Khu vực chung trước Nhà cộng đồng Chiềng Yên được sử dụng tổ chức các sự kiện chung. Đi qua khu vực này, ta sẽ thấy tòa nhà hát bằng bê tông với thiết kế uốn cong cùng với cầu thang dẫn vào tòa nhà.

Việc sử dụng các vật liệu tự nhiên từ địa phương để tạo bóng râm cùng thiết kế thông gió thoáng mát đã góp phần tạo nên không gian sinh thái của tòa nhà. Một máy phát điện mini được vận hành nhờ sức nước từ dòng suối gần Nhà cộng đồng. Song song đó, lượng nước mưa được lọc sạch sẽ dành để sử dụng trong trung tâm.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng
Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Nhà cộng đồng Chiềng Yên đáp ứng yêu cầu kiến trúc xanh, tận dụng và kiểm soát tốt các yếu tố thời tiết khu vực cũng như đảm bào sự hòa hợp với thiên nhiên. Hy vọng trong tương lai, dự án sẽ còn phát huy nhiều hơn nữa mục đích của nó: kết nối con người, thúc đẩy du lịch, và góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng nơi đây.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên -  mái tranh uốn cong giữa núi rừng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG NGÔI NHÀ PHỦ TOÀN HOA HỒNG

3 quán bún riêu ngon ở TP.HCM

Tiệm bánh mì chả cá ngon nhất Sài Gòn